kế hoạch năm học 2017-2018

Thứ ba - 26/12/2017 20:39

kế hoạch năm học 2017-2018

PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU
TRƯỜNG THCS THẮNG MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
     Số:    /KH-THCSTM
 
                DiễnThắng, ngày 19 tháng 9 năm 2017
 
 
 
                                  KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2017-2018
I. Căn cứ xây dựng kế hoạch:
- Căn cứ  chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 25/8/2017 của UBND Tỉnh Nghệ An về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018; công văn số 1656/SGD&ĐT – GDTrH ngày 25/8/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2017-2018
- Căn cứ văn bản số 215/UBND-GD&ĐT ngày 21/8/2017 của UBND huyện Diễn Châu về Tổng kết năm học 2016-2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018;
- Căn cứ Công văn số 877 /PGD&ĐT-THCS ngày 30/8/2017 của Phòng GD&ĐT Diễn Châu về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục THCS năm học 2017-2018
- Căn cứ Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Diễn Thắng và Xã Diễn Minh nhiệm kỳ 2015-2020; Nghị quyết Chi bộ Trường THCS Thắng Minh năm học 2017-2018.
 
II. Đặc điểm tình hình nhà trường:
a)     Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
Tổng số: 38 giảm 3 so với năm học trước
Trong đó: + Quản lý: 02
+ Giáo viên:  32 (trong đó 1 GV chuẩn bị nghỉ hưu);
+ Nhân viên: 04
b) Học sinh:
Tổng số: 330 em; Số lớp: 10 lớp
Trong đó: + Khối 6: 100 em, 3 lớp;( có 4 em THCS Cát Bình chuyển về)
                  + Khối 7: 68 em, 2 lớp;
                  + Khối 8: 87 em, 3 lớp;
                  + Khối 9: 75em, 2 lớp.
c)     Cơ sở vật chất:
+ Số phòng học: 10 phòng
+ Số phòng thực hành bộ môn: 2 phòng
+ Số phòng thư viện: 3 phòng
+ Số phòng thiết bị: 1 phòng
+ Số phòng máy: 1 phòng,
+ Các phòng làm việc : 11 phòng (1phòng hội đồng, 1phòng y tế học đường, 2 phòng tổ chuyên môn, 1 phòng đoàn đội, 1 phòng truyền thống, 1 phòng công đoàn, 1 phòng văn thư, 2 phòng BGH, 1 phòng bảo vệ)
+ Khu sân chơi bãi tập, khuôn viên nhà trường: 600 m­­­­­ét vuông
III. Đặc điểm tình hình địa phương:
 + Trường THCS Thắng Minh bao gồm học sinh 2 xã Thắng – Minh thuộc các xã khó khăn của Huyện Diễn Châu, cả 2 xã thuần nông, thu nhập thấp nên đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là sau cơn bão số 2 mùa màng gần như mất trắng
+ Đảng bộ và nhân dân 2 xã luôn luôn quan tâm tới sự nghiệp giáo dục của 4 bậc học; Học sinh cần cù chăm ngoan
+ Một vùng quê hiếu học, có truyền thống hiếu học từ lâu nhiều bậc hiền tài
Nhận xét chung
1.     Thuận lợi:
- Tập thể nhà trường đoàn kết, thống nhất ý chí cao, cầu tiến. Học sinh chăm ngoan, cần cù, chịu khó, không có sự phân hóa theo địa bàn dân cư
- Tuy trường chung của 2 xã nhưng cán bộ lãnh đạo địa phương 2 xã đoàn kết, luôn luôn tìm được tiếng nói chung trong việc tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để nhà trường đạt được tiêu chí CSVC tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là góp phần đổi mới PP giảng dạy, đủ điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Cảnh quan trường lớp sạch đẹp thoáng mát, có dáng dấp như một công viên thu nhỏ, góp phần giáo dục tình cảm yêu quê hương, yêu trường, giáo dục thẩm mỹ cho tuổi thơ
- Trường đã đạt chuẩn quốc gia bậc THCS năm 2015-2016 và năm học qua đã được công nhận hoàn thành chất lượng kiểm định
2.     Khó khăn:
- Đời sống của nhân dân 2 xã khó khăn cho nên chất lượng cuộc sống của các em chưa cao so với một số xã trong huyện, sức đề kháng thấp, tình trạng học sinh hay ốm đau xuất hiện thường ngày, trong các giờ học ảnh hưởng phần nào tới khả năng tiếp thu bài học.
- Trường chung của 2 xã đặt tại địa điểm xã Diễn Thắng nên việc đi lại của một số em học sinh cuối xã Diễn Minh, cuối xã Diễn Thắng còn gặp khó khăn nhất là mùa mưa bão.
- Địa điểm trường nằm giữa khe của gió lèn, rất nguy hiểm trong những đợt bão tràn qua
- Là vùng có học sinh tuyển sinh vào THCS Cao Xuân Huy tương đối nhiều nên việc tập trung nâng cao chất lượng mũi nhọn đang là nỗi băn khoăn trăn trở của đội ngũ giáo viên và các bậc phụ huynh
IV. Phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
A. Phương hướng chung
     Năm học 2017- 2018 là năm học tiếp tục  thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII; Là năm thứ 4 triển khai thực hiện nghị quyết số 29-/NQ/TW của BCH Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục;  Năm học có rất nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn, thách thức. Trên cơ sở 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp của Bộ Giáo dục đưa ra, cụ thể là phương hướng nhiệm vụ năm học 2017-2018 của Phòng Giáo dục & Đào tạo Diễn Châu triển khai ngày 30/8/2017. Chúng ta cần tập trung những nhiệm vụ chủ yếu sau đây
1. Tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo các cuộc vận động và phong trào thi đua do ngành tổ chức hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, hiểu biết cơ bản về pháp luật nhằm tạo sự chuyển biến về ý thức và hành vi đạo đức góp phần xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và thân thiện
2. Chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản, đồng thời xây dựng các chủ đề tích hợp đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, phù hợp với đối tượng học sinh Thắng Minh, phù hợp với miền quê thuần nông khó khăn.
3. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Tăng cường kỹ năng thực hành, làm sao để học sinh biết vận dụng kiến thức và kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống. Mỗi thầy giáo cô giáo trong mỗi giờ lên lớp luôn luôn lấy học sinh làm trung tâm, hướng dẫn để các em tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức (theo nội dung 2.1 và 2-2 trong công văn số 877/PGD&ĐT Diễn Châu ngày 30/8/2017)
4. Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua việc cá nhân tự bồi dưỡng kiến thức dưới nhiều hình thức học tập, nhà trường tạo mọi điều kiện để giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; Động viên khuyến khích giáo viên tham gia các khóa đào tạo tin học và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu giảng dạy; Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn để mỗi giáo viên từng bước đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá( Theo nội dung 2.3 trong công văn số 877/PGD&ĐT Diễn Châu ngày 30/8/2017)
5. Tiếp tục xây dựng môi trường, cảnh quan trường lớp xanh sạch đẹp để ngày mỗi ngày nơi đây như một công viên thu nhỏ, mỗi một bồn hoa, cây cỏ đều có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, hình thành nhân cách, góp phần giáo dục tình cảm yêu trường, yêu quê hương đối với các em học sinh. Đồng thời tiếp tục khai thác và sử dụng tốt khối phòng học, phòng chức năng, phòng thư viện, phòng thí nghiệm .v.v
6. Thực hiện nghiêm túc chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình,; xây dựng gia đình văn hoá và văn hoá tiêu biểu
7. Khai thác có hiệu quả hệ thống thông tin điện tử .
B.                       Chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
1. Chỉ tiêu:
1.1 Chỉ tiêu về xây dựng đội ngũ
a) Tập thể:
- Trường đạt danh hiệu đơn vị: Tiên tiến
- 3 tổ lao động tiến tiến (trong đó 2 tổ đạt tổ tiên tiến xuất sắc)
- Lớp tiên tiến: 6 lớp - lớp xuất sắc:3 lớp;
b) Cá nhân:
- CBQL, giáo viên, nhân viên:
+ Chiến sĩ thi đua: Cấp cơ sở: 5 đ/c; Cấp tỉnh: 0;
+ Lao động tiên tiến: 38 đ/c , đạt từ 100%
+ Giáo viên DG: Cấp trường: 5-7 đ/c; Cấp huyện: 2đ/c - 4 đ/c; Cấp tỉnh: 0
+ Giáo viên chủ nhiệm giỏi: 2 đ/c ( Bảo lưu )
100 % cán bộ, giáo viên có bộ hồ sơ tốt, khá. Trong đó 70% bộ hồ sơ xêp loại tốt
+100% Gia đình giáo viên cán bộ công nhân viên đạt gia đình văn hóa
+ Sáng kiến kinh nghiệm: Cấp trường:3-4 ; Cấp huyện: 1-2; Cấp tỉnh: 0 ;
+ Thanh tra, kiểm tra của ngành: 15% - 20% xếp giờ dạy giỏi, 75% - 80 % giờ dạy xếp loại khá, dưới 5% giờ dạy xếp loại TB
1.2 Chỉ tiêu về chất lượng giáo dục
a, Chất lượng giáo dục đại trà:
* Xếp loại hạnh kiểm:
- Loại tốt, khá: 97% -98%
- Loại trung bình: 2%-3%
- Không có HS xếp loại yếu, kém
* Xếp loại học lực:
- Loại giỏi: 15-20%
- Loại khá: 40-45%
- Loại TB: 30-35%
- Loại yếu: < 5%
- Tốt nghiệp lớp 9 đạt 97% trở lên
- - Kết quả KSCL khối 9 giữa kỳ 2 ở vị thứ: 10/34 (năm trước xếp thứ 13/34);
- Vào lớp 10 công lập: 60% - 65%
- Tỷ lệ học sinh lên lớp sau khi thi lại: 98% - 100%
  b, Chất lượng mũi nhọn:
+ Cấp tỉnh văn hóa: 01 em, tổ KHXH + Cấp tỉnh môn GDTC 2-4 em
+ Cấp huyện: 6- 8 em (Tổ KHTN 2-4 em, tổ KHXH 2-4 em)
+ Học sinh giỏi: Cấp trường18em (Mỗi môn 2 em)
+ Học sinh khá, giỏi khối 6, 7, 8: 20 -22 em trở lên (Tổ KHTN 10-11 em, tổ KHXH 10– 11 em)
+ Đề án thi KHKT: 01giải cấp huyện; 01 giải cấp tỉnh; 0 giải Quốc gia;
 + Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn đạt giải cấp Phòng 2 bài; phấn đấu có ở  Sở 1 bài,
 + Học sinh tiên tiến: 120-130em; Học sinh xuất sắc: 50 – 60 em;
+ Học sinh giỏi thể thao cấp trường :15- 20 em; cấp huyện 8-12 em
   2. Nhiệm vụ và giải pháp:
   2.1. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua trong nhà trường:
         a) Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”:
Chỉ tiêu:  100% cán bộ giáo viên công nhân viên và học sinh đăng ký cam kết và thực hiện nội dung cuộc vân động
Giải pháp:Tăng cường học tập và vận dụng vào thực tiễn giáo dục tại nhà trường;
+ Nâng cao hiệu quả giảng dạy nhất là các môn học GDCD và các môn KHXH;
+ Hàng năm tổ chức bình chọn và khen thưởng cá nhân thực hiện tốt trong năm học
        b) Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
Chỉ tiêu:  100% cán bộ quản lý và giáo viên  đăng ký cam kết và thực hiện nội dung cuộc vân động
Giải pháp:
-Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
-Tăng cường tự học để không ngừng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ thông qua học tập chuyên đè do ngành và trường tổ chức, tăng  cường dự giờ học tập kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, tích cực thao giảng theo kế hoạch tổ nhóm chuyên môn
- Vận dụng sáng tạo đổi mới PP dạy học phù hợp với đối tượng học sinh
c) Cuộc vận động  “Hai không”:
-Chỉ tiêu: 100% cán bộ giáo viên và học sinh đăng ký thực hiện không vi phạm 4 nội dung đã được phát động  “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp;
Giải pháp: - Gắn cuộc vận động  “Hai không” với cuộc vận động ”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Tổ chức cho học sinh và giáo viên đăng ký hàng năm nhằm làm trong sạch, lành mạnh môi trường giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; thực hiện công bằng trong giáo dục. từ đó nâng cao vị thế, vai trò của nhà trường, của thầy cô giáo.
Góp phần làm tăng niềm tin của nhân dân đối với  nhà trường, đối với thầy cô giáo
d) Phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”:
Chỉ tiêu: 100% giáo viên và học sinh nắm vững 5 nội dung của phong trào. Đó là:
-         Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn
-         Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập
-         Rèn luện kỹ năng sống cho học sinh
-         Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
-         Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương
Để từ đó vận dụng vào thực tiễn giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác
2.2. Nâng cao chất lượng giáo dục
a) Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục:
- Xây dựng chương trình môn học và xây dựng ma trận đề kiểm tra các bài kiểm tra định kỳ: Đây là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng nhằm đảm bảo chương trình phù hợp với đối tượng học sinh của từng địa phương, từng vùng vì vậy căn cứ thực tế nhà trường và năng lực học sinh Thắng Minh.Các tổ nhóm chuyên môn rà soát lại nội dung chương trình sách giáo khoa từng môn học và kết quả của năm học trước để từ đó xây dựng cho năm học này. Cụ thể:
- Nhóm Toán: Các đồng chí Hoàng Thị Thoa, Tạ Thị Mùi Thơm, Nguyễn Đình Khang. Lê Thị Chinh
- Nhóm Lý: Các đồng chí: Võ Văn Minh, Nguyễn Trung Kiên.
- Nhóm Sinh, Hóa, Thể dục: Các đồng chí: Cao Thị Thuận. Nguyễn Thị Na. Phạm Hồng Cảnh, Nguyễn Văn Quân.
- Nhóm văn: Nguyễn Quang Hồng, Phan Thị Thùy Linh, Trần Thị Tuyến (Khối 8, 9). Vũ Thị Bích Hằng, Tạ Thị Bích Thủy, Lê Thị Thu Hà, Cao Thị Đào, Đào Đức Thắng (Khối 6,7)
- Nhóm Sử, Địa: Các đồng chí Thái Thị Mơ, Phạm Văn Trà, Cao Thị Hạnh, Hoàng Văn Minh
- Nhóm GDCD: Các đồng chí Phạm Thị Kim Dung,
- Nhóm Ngoại ngữ: Các đồng chí Đặng Thị Bá, Hoàng Minh Thảo, Cao Thị Mai Tùng.
Thời gian tập trung xây dựng chương trình vào tuần 3,4 của tháng 9.Sau khi xây dựng xong Tổ trưởng chuyên môn ký và trình lên BGH để triển khai thực hiện. Hiệu trưởng ký phân phối chương trình năm học 2017-2018
    - Xây dựng chủ đề dạy học:
Để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn, hơn nữa là chất lượng chuyên môn của một số môn đi vào chiều sâu, trong năm học này 2 tổ chuyên môn tiếp tục lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn; Các chủ đề đó được đưa vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, phân phối chương trình của các môn học. Cụ thể
      Đối với tổ khoa học tự nhiên: Môn toán xây dựng chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Cụ thể: Toán lớp 6 “Chế tạo thước đo”, Toán lớp 7 “chỉ số BMI của học sinh THCS”. Môn vật lý: Chủ đề “Sự sôi”, hoạt động TNST bài “chống ô nhiễm tiếng ồn”Môn Sinh vật TNST bài “làm giá đỗ” và “khám phá về giun đất”
      Đối với tổ khoa học Xã hội: Học kỳ 1 xây dựng chuyên đề “Công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao”. Học kỳ 2 “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS”đồng thời tập trung các chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo với tất cả các môn. Cụ thể: Môn Anh văn lớp 6:Unit 6:Our Tet Holiday. Môn Văn TNST bài “Sân khấu hóa truyện dân gian” và “ Tôi là nhà văn”. Môn Lịch sử dạy học theo chủ đề:Khối 6 bài “Thời Nguyên thủy trên đất nước ta”. Khối 8 bài “Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam”. Môn Địa lý khối 8 bài TNST về Đông Nam á. Môn GDCD bài TNST “Tôi yêu nước sạch”; TNST “Thiên nhiên quanh ta”
- Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp
  HĐGDNGLL có một vị trí rất quan trọng trong hoạt động giáo dục; Là môn học bắt buộc được qui định trong kế hoạch giáo dục ở trường phổ thông nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra
  + Về nhận thức: Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, hiểu và tiếp thu các giá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố, bổ sung, nâng cao và mở rộng kiến thức đã được học trên lớp; có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân  
 + Về kỹ năng: Giúp học sinh củng cố vững chắc các kỹ năng cơ bản đã được rèn luyện từ những lớp trước, trên cơ sở đó tiếp tục rèn luyện và phát triển các năng lực chủ yếu như: năng lực giao tiếp, năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hoạt động chính trị-xã hội, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh …
+ Về thái độ: Bồi dưỡng cho các em nhân sinh quan, thế giới quan khoa học để từ đó có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân và đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của người khác, của bản thân để hoàn thiện mình; biết cảm thụ và đánh giá đúng cái đẹp trong cuộc sống.
Vì vậy trong năm học này chúng ta cần tập trung giáo dục
+ Tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ,  kể chuyện; triển lãm tranh  tự vẽ. Thăm quan các di tích lịch sử - văn hóa . Hướng dẫn học sinh Tổ chức các trò chơi dân gian; Đồng diễn thể dục nhịp điệu, các trận thi đấu thể thao: cầu lông, đá cầu, cờ vua, bóng đá,…Thi hỏi đáp về các hiện tượng của tự nhiên và xã hội, sưu tầm các loại cây thuốc quý, tìm hiểu các danh nhân, các Bác học, những tấm gương say mê phát minh, sáng chế, nghe nói chuyện về các thành tựu khoa học - kĩ thuật, tham gia các câu lạc bộ,…Tổ chức lao động về sinh làm sạch, đẹp các công trình văn hóa - lịch sử, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ;…
            + Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng, bảo vệ di sản văn hóa.           
           + Những vấn đề có tính nhân loại như: bệnh tật, đói nghèo, dân số, môi trường, giáo dục và phát triển, hòa bình, hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc.
           + Nội dung của HĐGDNGLL được cấu trúc theo các chủ đề; Đối với chúng ta là trường THCS, mỗi chủ đề hoạt động thường gắn với một ngày kỉ niệm hoặc sự kiện lớn trong tháng.  Mỗi tuần 1 tiết, các giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với BCH đoàn, tổng phụ trách đội thông nhất nội dung trong tháng theo chủ đề, ban chuyên môn lên kế hoạch cụ thể để thực hiện
b) Nâng cao chất lượng các môn văn hóa:
- Các giải pháp trong công tác tổ chức bồi dưỡng HSG:
Hàng năm số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học của 2 xã Thắng Minh vào trường THCS Cao Xuân Huy tương đối đông; Riêng mỗi năm học cả 4 khối lớp khoảng 25-30 em. Đây là một khó khăn trong việc tạo nguồn để bồi dưỡng HSG lớp 9 và HS khá giỏi 6,7,8, đồng thời cũng thiếu nguồn động lực thúc đẩy phong trào học tập trong các khối lớp. Chính vì vậy chúng ta tập trung một số giải pháp như sau:
+ Hiệp thương chọn đội tuyển sớm, bồi dưỡng ngay từ tuần đầu, làm tốt công tác tư tưởng cho đội tuyển và các bậc phụ huynh
+ Nâng cao trình độ, năng lực các giáo viên bồi dưỡng các môn học bằng nhiều hình thức như tự học, tự tìm tòi, tự nghiên cứu.
+ Nhà trường tạo điều kiện để giáo viên tham gia những lớp đào tạo, những lớp hội thảo, chuyên đề có liên quan tới kiến thức nâng cao, trọng điểm.
+ Trang bị đầy đủ các tài liệu bồi dưỡng theo nhu cầu.
+ Khai thác tốt phòng máy, phòng thực hành, vận dụng tốt KHCN vào bồi dưỡng
+ Tổ chuyên môn giao khoán chỉ tiêu học sinh giỏi lớp 9, học sinh giỏi thể thao và khá giỏi 6, 7, 8 đến từng giáo viên, tổ chức sinh hoạt theo chủ đề nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG. Tăng cường dự giờ thăm lớp các lớp chọn.
+ Có chế độ khuyến khích thỏa đáng đội ngũ giáo viên bồi dưỡng, đội ngũ HSG lớp 9 và khá giỏi 6, 7, 8
-         Các giải pháp để nâng cao chất lượng đại trà:
+ Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, nhất là nền nếp dạy học, kiểm tra, đánh giá cho điểm, xếp loại học sinh.
+ Xây dựng một nề nếp dạy và học trong 45 phút vàng ngọc nghiêm túc và hiệu quả
+ Ban chuyên môn giao khoán chất lượng cho từng giáo viên bộ môn.
+ Đảm bảo chất lượng, số lượng buổi dạy thêm, học thêm, bồi dưỡng học sinh yếu kém
+ Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
     c) Tổ chức dạy thêm, học thêm:
+ Thực hiện Thông tư số 17/2012/TT BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định về dạy thêm, học thêm và Quyết định số 01/2013/QĐ.UBND.VX ngày 11/01/2013 của UBND tỉnh Nghệ an ban hành quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
+ Đảm bảo đúng quy trình; Nhà trường có giấy phép dạy thêm, học thêm, giáo viên đăng ký dạy thêm và học sinh đăng ký học thêm. Giáo viên đăng ký chương trình dạy thêm và có giấy phép của Phòng GD&ĐT Diễn Châu. Có sự thoả thuận giữa các bậc phụ huynh và nhà trường.
+ Kế hoạch thực hiện: Đối với học sinh lớp 9 tổ chức học 90 buổi/năm ( kể cả ôn thi vào lớp 10), đối với học sinh lớp 6,7,8 học 62 buổi/năm.
+ Chi trả, thanh toán tiền dạy thêm đúng quy định của thông tư hướng dẫn của BGD&ĐT
       d) Tổ chức dạy học môn Tiếng Anh:
- Triển khai dạy T.Anh theo chương trình, SGK mới đối với học sinh lớp 6,7
- Tiếp tục thực hiện dạy T. Anh theo chương trình, SGK hiện hành đối với học sinh khối 8, 9;
       e) Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
+ Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức trong HĐGDHN để thực hiện nhiệm vụ phân luồng hướng nghiệp sau THCS cho học sinh:
+ Thành lập ban Giáo dục hướng nghiêp, phân luồng ngay từ đầu năm học gồm có đại diện BGH, đại diện BCHCĐ, đại diên BCH chi đoàn, các tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên chủ nhiệm lớp 9 và ban đại diện HCM học sinh.
+ Phối hợp với các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề, các trung tâm đào tạo nghề để có những định hướng cho các đối tượng học sinh một cách hợp lý, nhằm đảm bảo vừa phát huy đối tượng học sinh giỏi học lên THPT, học sinh trung bình có thể sang học các trường nghề để sau này thuận lợi trong lập nghiệp của các em
2.3. Xây dựng đội ngũ:
a) Bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
- Nội dung bồi dưỡng: + Tham gia các đợt sinh hoạt, học tập chính trị tại địa phương. Thường xuyên cập nhật thông tin trong nước, trong lĩnh vực giáo dục để nắm vững tình hình trong nước và những diễn biến của thế giới , trong nước, của ngành
+ Nhà trường triển khai nội dung cơ bản về cuộc vận động “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, Triển khai nghị định số 04/CP thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp
- Hình thức tổ chức: Tập trung hoặc tự tìm hiểu
b) Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:
+) Đổi mới phương pháp dạy học: Đây là một nội dung quan trọng trong lộ trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục nhằm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ 8 BCHTW khóa XI. Trước mắt chúng ta cần  tập trung một số nội dung sau:
 Cải tiến có chọn lọc PP dạy học truyền thống; Kết hợp các phương pháp dạy học: nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học;Vận dụng việc dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề của các em học sinh;Dạy học theo tình huống ;Dạy học định hướng hành động  nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau; Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học ; Sử dụng các kỹ thuật dạy học nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học
+ Bồi dưỡng giáo viên để thi GVDG, GVCNG cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh: Chất lượng đội ngũ của trường ta nhìn chung tốt có đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu nhiệm cụ giáo dục trong giai đoạn hiện nay . Cần tập trung xây dựng mũi nhọn một số môn để tham gia dự thi GVG cấp huyện
+ Công tác nghiên cứu khoa học, viết SKKN: Giao chỉ tiêu cho 2 tổ chuyên môn để có đề tài dự thi cấp huyện
2.4. Xây dựng cơ sở vật chất, xây dưng trường chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục
a) Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
- Khai thác tốt các cơ sở vật chất đã được trang bị
- Đóng hệ thống cửa sổ nhà tầng phía bắc
- Tu sửa những hệ thống điện nước, bàn ghế
      - Sửa các máy tính ở phòng máy để 24 máy hoạt động bình thường
-         Giao khoán cụ thể việc sử dụng các phòng học, phòng làm việc cho các cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng,
+ Phòng học 10 lớp nhận năm học này chịu trách nhiệm quản lý, tu sửa, bổ sung và sử dụng trong các năm tới khi ra trường
+ Phòng máy tính gồm 24 máy: Đ/c Kiên, đ/c Thơm
+ Phòng thí nghiệm Vật lý ngoài cán bộ thiết bị giao cho đ/c Minh
+ Phòng thí nghiệm Hoá học ngoài cán bộ thiết bị giao cho  đ/c Thuận
+ Phòng truyền thống:  Đ/c Tổng phụ trách và đ/c Hoàng Minh
+ Các phòng khác các bộ phận tự chịu trách nhiệm
Các phòng luôn luôn có nhật ký để theo dõi quá trình sử dụng
b) Xây dựng trường chuẩn quốc gia:
- Củng cố vững chắc trường chuẩn quốc gia ở cả 5 tiêu chuẩn
+ Đối với tiêu chuẩn 1: tổ chức và quản lý nhà trường, chúng ta cần chú trọng chất lượng hoạt động của 2 tổ chuyên môn, tổ văn phòng, hội đồng trường, các tổ chức đoàn thể
+ Đối với tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên chú trọng bổ sung đầy đủ hàng năm
+ Đối với tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục: Đảm bảo sỹ số học sinh theo kế hoạch, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
+ Tiêu chuẩn 4,5 cơ bản tốt
c) Công tác kiểm định chất lượng giáo dục:
Tuy năm học vừa qua chúng ta đã được cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cấp độ 3, năm học này và các năm học tiếp theo chúng ta vẫn tiếp tục
- Giữ nguyên Hội đồng tự đánh giá như năm học trước
- Giữ nguyên ban thư ký, và cac hành viên các nhóm
Cập nhật và bổ sung các minh chứng
- Cuối tháng 3/ 2017 vẫn tự đánh giá mức độ đạt được của từng tiêu chí
- Viết báo cáo gửi cấp
2.4. Công tác phổ cập giáo dục:
a) Chỉ tiêu:
- Hồ sơ PCGD của 2 xã tốt
- Cả 2 xã đều đạt mức độ 3
b) Giải pháp thực hiện:
- Công tác tổ chức điều tra, xử lý số liệu: Phân thành 14 nhóm điều tra trên địa bàn 2 xã, mỗi nhóm gồm GV 3 bậc học, là giáo viên bản địa nắm và hiểu rõ tình hình dân cư để đảm bảo chính xác.
- Họp ban chỉ đạo sớm: Ngày 29/7/2016.
- Tổ chức điều tra  lần 1 từ đầu tháng 8, xử lý số liệu trong tháng 9 và nhập vào phần mềm ngày 15/9 khi quản trị của Bộ giáo dục cho phép
- Biện pháp duy trì sĩ số học sinh, nâng cao tỉ lệ trong độ tuổi 15-18 có bằng TN THCS:
-Tỉ lệ học sinh bỏ học dưới 0,5% tiến tới không có học sinh bỏ học
-Tỉ lệ trong độ tuổi 15-18 có bằng TN THCS:
          +.Diễn Minh: 96,79 %  lên 98%
+ Diễn Thắng: từ 95,17 %  lên 97%
-Tỉ lệ trong độ tuổi 15-18 đã và đang học THPT và TC nghề:
          +.Diễn Minh: 93,6%  lên 95%
+ Diễn Thắng: từ 88,9%  lên 92%
2.5. Hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng:
- Chỉ tiêu mở lớp trong năm học: Phối hợp với TTHTCĐ mở lớp chuyên đề tin học, mở lớp giảng dạy kỹ thuật chăm sóc lúa hè thu; mở lớp báo cáo thời sự trong nước và quốc tế và những nhiệm vụ của ngành Giáo dục
- Giải pháp thực hiện:
Không có giáo viên làm công tác tại TTHTCĐ, đồng chí Hiệu trưởng phối hợp với các đồng chí trong ban giám đốc của  TTHTCĐ của 2 xã tiếp tục phát huy vai trò thực tiễn để mở lớp kịp thời, đảm bảo đúng yêu cầu địa phương, thiết thực với cộng đồng dân cư
2.6. Công tác tài chính:
a) Công tác thu:
Từ công văn số 1643/SGD&ĐT- KHTC về hướng dẫn thực hiện các khoản thu, chi tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An chúng ta lần lượt triển khai các công văn có liên quan tới các khoản thu:
Các khoản thu tực hiện theo quy định
*Tiền học phí:
 Thu theo hướng dẫn liên ngành số 572 của liên sở GD&ĐT- Tài chính- Lao động Thương binh và Xã hội; Quyết định số 89 của UBND Tỉnh Nghệ An về thu học phí
* Tiền trông giữ xe học sinh phổ thông
Thực hiện theo Mục b, Khoản 01, Điều 2 của Quyết định số 80/2016/QĐ.UBND ngày 20/12/2016 của UBND tỉnh về việc quy định mức thu, chế độ quản lý phí trông giữ xe đạp, xe máy và xe ô tô trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
*Thu tiền bảo hiểm y tế học sinh
     Thực hiện theo Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính Phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế; Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-TC ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế; Công văn số 1648/LN-GD&ĐT-BHXH-TĐ ngày 23/08/2017 của liên Ngành: Giáo dục và Đào tạo – Bảo hiểm xã hội tỉnh– Tỉnh đoàn về thực hiện bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên và y tế học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
  Các khoản đóng góp tự nguyện
  Vận động đóng góp XHHGD
Sau khi cùng địa phương và Hội cha mẹ học sinh khảo sát tình hình cơ sở vật chất nhà trường vào cuối tháng 6/2017. Chúng ta đã thống nhất xây dựng một số hạng mục công trình nhỏ sau đây:
-         Tu bổ toàn bộ cửa của dãy nhà phía Bắc với tổng diện tích 41mét vuông
-         Trồng cây bóng mát sân chơi, bãi tập
-         Mua thêm 2-3 ti vi màn hình lớn phục vụ dạy học
-         Tu sửa các quạt điện, hệ thống điện lưới,
-         Làm 8 pa nô áp píc trước lối đi vào
-         Mua thêm trang thiết bị dạy hoc
Nguồn này được huy động chủ yếu là từ ủng hộ tự nguyện của phụ huynh và các nhà hảo tâm
Các khoản thu đóng góp thỏa thuận
*Dạy thêm, học thêm
- Thông tư số 17/2012/TT BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định về dạy thêm, học thêm;
          - Quyết định số 01/2013/QĐ.UBND.VX ngày 11/01/2013 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Chỉ thị 5105/CT-BGDĐT ngày 03/11/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục tiểu học;
-  Quyết định số 08/ 2016/QĐ-UBND ngày 05 /02/2013  của UBND Huyện Diễn Châu về việc ban hành quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn Huyện Diễn Châu
- Công văn số 312/SGDĐT-GDTrH ngày 05/3/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện quy định về dạy thêm học thêm;
- Công văn số 9189/UBND.VX ngày 05/12/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc chấn chỉnh việc dạy thêm học thêm trái quy định
* Tiền nước uống: Theo thỏa thuận
       b) Quản lý thu – chi:
- Đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính: Bộ phận tài vụ trực tiếp thu, có phiếu thu đúng quy định, nạp kho bạc nhà nước. Việc quyết toán thu chi theo năm tài chính nhưng cuối năm học được thanh tra, kiểm tra rõ ràng.
+ các khoản thu bắt buộc, thu theo thoả thuận, thu hộ được công khai trong đơn vị và trong cuộc họp phụ huynh đầu năm
2.7. Công tác Y tế học đường; An toàn giao thông; Giáo dục pháp luật, Đoàn Đội; Giáo dục thể chất trong nhà trường:
a) Công tác Y tế học đường: Là việc làm thường xuyên nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học đường tốt nhất
b) Giáo dục an toàn giao thông: Tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi ATGT do cấp trên tổ chức. Tổ chức cho học sinh cam kết an toàn giao thông . Cuối các học kỳ, cuối năm học đánh giá , rút kinh nghiệm, xếp loại cho các lớp và từng học sinh
c) Giáo dục pháp luật và an ninh trường học:
+ Triển khai một số luật có liên quan tới GV và HS như luật giáo dục, luật bảo vệ và chăm sóc thiếu niên nhi đồng, luật hôn nhân..
+ Đảm bảo tốt an ninh trường học nhất là trong giai đoạn hiện nay kể cả an ninh mạng
+ Thành lập và duy trì hoạt động của đội an ninh trường học
d) Công tác Đoàn – Đội: Chi đoàn Thanh niên và Đội thiếu niên Tiền phong là lực lượng vừa thực hiện nền nếp vừa trực tiếp quản lý nền nếp học sinh trong nhà trường,
         e) Công tác giáo dục thể chất và phòng chống đuối nước:
        +Phát huy điều kiện thuận lợi của đơn vị đó là có đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất nhiệt tình chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm giảng dạy bộ môn nhất là môn bơi để thường xuyên rèn luyện bồi dưỡng lý thuyết và thực hành cho các em  +Thường xuyên tuyên truyên các văn bản của ngành về phòng chống duối nước nhất là vào dịp tháng 3 đến tháng 8 hàng năm
       2.8. Công tác quản lý:
- Thực hiện nghiêm túc quy định về duyệt kế hoạch:
+ Đảm bảo đúng quy mô trường lớp đã được phê duyệt năm học 2017-2018
+Quản lý mọi hoạt động trên cơ sở phân công các thành viên trong đơn vị, giao việc đến từng thành viên nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công việc đó
- Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch
+ Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tuần, tháng, học kỳ
+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tuần, thông qua việc giao ban hàng  tuần vào tiết 2 ngày thứ 7
+ Kiểm tra đột xuất các nội dung hoạt động giáo dục
+ Kiểm tra định kỳ các nội dung hoạt động trong năm học thông qua kế hoạch kiểm tra nội bộ
- Đánh giá, xếp loại tổ chức, cá nhân trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt:
+ Xếp loại tổ chức: Căn cứ vào mức độ hoàn thành kế hoạch học kỳ và năm học của tổ chức để đánh giá, phân loại hàng năm
Căn cứ vào đánh giá xếp loại của tổ chức để đánh giá xếp loại công nhận kết quả phấn đấu của giáo viên, công nhân viên
2.9. Công tác kiểm tra nội bộ:
               (Có kế hoạch tổng thể)
 
2.10. Công tác thi đua, khen thưởng:
a) Hình thức tổ chức thi đua:
+ Phát động thi đua theo chủ đề, theo nội dung các hoạt động trong năm học.
+ Tổ chức đánh giá kết quả thi đua thông qua mức độ đạt được của từng nội dung phát động thi đua.
+ Khen thưởng kịp thời các cá nhân và tập thể đạt được kết quả cao trong các đợt thi đua
b) Cách đánh giá xếp loại thi đua: Đảm bảo dân chủ, đúng các tiêu chí đã thống nhất
c) Mức độ khen thưởng, nguồn kinh phí khen thưởng: Theo quy chế chi tiêu nội bộ
   Trên đây là kế hoạch hoạt động trong năm học 2017-2018 của Trường THCS Thắng Minh; Kế hoạch này được phổ biến, quán triệt đầy đủ tới tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường biết đồng thời tổ chức thực hiện nghiêm túc.
 
                                                          HIỆU TRƯỞNG
 
Đoàn Hữu Hải
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

HỖ TRỢ QUẢN TRỊ WEBSITE
LIÊN KẾT WEBSITE
  THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay34
  • Tháng hiện tại968
  • Tổng lượt truy cập302,342
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây